Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Kỹ năng gõ tiếng trung trên máy tính


MỞ ĐẦU
Gõ chữ Hán trên máy vi tính có nhiều cách (gọi là Chinese IME = Hán ngữ thâu nhập pháp):


1– Gõ theo âm Hán-Việt hoặc âm Pinyin:
Chúng ta có thể dùng công cụ Hanosoft Tool (download). Công cụ này có phần hướng dẫn rõ ràng, nên không cần giải thích ở đây.
2– Gõ theo Thương Hiệt hoặc âm Pinyin theo bộ gõ có sẵn trong Windows XP:
Để cài đặt bộ gõ này, chúng ta xem hướng dẫn cách cài đặt các ngôn ngữ Đông Á (Hán, Nhật, Hàn) trong WinXP ở website Hanosoft.
Các software như SongKiều (TwinBridge) và Nam Cực Tinh (NJStar) cũng giúp ta gõ chữ Hán theo bộ thủ, tứ giác, ngũ bút, v.v…, nhưng trong WinXP đã có sẵn bộ gõ Hán-Nhật-Hàn thì cũng đủ rồi. Riêng với chữ Kanji của Nhật thì WinXP có thêm công cụ IME pad (vẽ chữ & nhận dạng) rất hay, ta có thể dùng nó phụ trợ cho việc gõ chữ Hán.
Các thâu nhập pháp giúp nhau. Nếu ta không biết âm Hán-Việt hay âm Pinyin, thậm chí dùng chuột vẽ chữ Hán trên IME pad mà máy cũng không nhận dạng nổi chữ ta cần, thì rốt cuộc Thương Hiệt thâu nhập pháp sẽ là cách gõ hữu hiệu hơn cả. Thương Hiệt thâu nhập pháp là cách gõ chữ Hán chuyên nghiệp, bất chấp âm và nghĩa, ta chỉ cần phân tích đúng nét là gõ được chữ Hán. Bài viết này chủ yếu trình bày lý thuyết và bài tập Thương Hiệt thâu nhập pháp.

I. THƯƠNG HIỆT THÂU NHẬP PHÁP 蒼 頡 輸入 法 (CANGJEI IME)

1. LÝ THUYẾT THƯƠNG HIỆT THÂU NHẬP PHÁP

Khoảng năm 1978, một người Hoa tên Chu Bang Phục 朱邦復 đã đưa ra một cách gõ chữ Hán mà ông đặt tên là Thương Hiệt thâu nhập pháp. Ðó là thành tựu sau 8 năm nghiên cứu của ông.
Theo qui định của Chu Bang Phục, mỗi chữ Hán phồn thể được phân tích tối đa là 5 mã (ứng với 5 phím gõ). Cách phân tích lấy mã này gọi là thủ mã pháp取碼法 . Thương Hiệt thâu nhập pháp dùng 24 mã (ứng với 24 chữ cái Latin hiện trên 24 phím của keyboard). Số mã này (gọi là tự căn 字根 ) chia thành 4 loại: (1)Triết lý 哲理 , (2) Bút hoạch 筆畫, (3) Nhân thể 人體 , và (4)Tự hình 字形 .
Về sau, Thương Hiệt thâu nhập pháp được giản hoá thành Tốc Thành thâu nhập pháp 速成輸入法. Với Tốc thành, ta lấy không quá 2 mã (đầu và cuối) của một chữ Hán phồn thể (ứng với 2 phím gõ) là có thể gõ được nó. Thí dụ chữ 載 gõ bằng Thương Hiệt là JIJWJ, nhưng gõ bằng Tốc thành là JJ (lấy mã đầu và mã cuối của Thương Hiệt). Sự khác biệt là: gõ JIJWJ ta có ngay gõ JJ ta phải chọn  trong 16 chữ có mã đầu và cuối giống nhau là JJ:             ,   .
2. KEYBOARD THƯƠNG HIỆT THÂU NHẬP PHÁP
24 tự căn 字根 ứng với 24 chữ cái Latin trên keyboard:

A

B

C

D

E

F

G

H

I

J

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

廿

U

V

W

Y












Chú ý: Phím X dùng để gõ một số chữ khó (nan tự) 難字

3. THƯƠNG HIỆT THÂU NHẬP PHÁP TỰ CĂN
a. Triết lý loại:
Âm dương ngũ hành được gán cho 7 phím chữ cái đầu tiên. A (nhật ), B (nguyệt 月), C (kim 金), D (mộc ), E (thủy ), F (hoả ), G (thổ ). Ngoài ra là những biến thể như sau:
PhímChữBiến thểThí dụ
A          
B冂冖         
C八 儿 ソ ハ 丷         
D         
E又氵         
F灬 小         
G         
Giúp trí nhớ: Nếu không nhớ được 7 chữ cái Latin đầu tiên là ứng với âm dương ngũ hành (nhật, nguyệt, kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) thì có thể ghi nhớ rằng: Mặt trời  cũng gọi là Ánh dương (A). Mặt trăng 月cho Bóng trăng (B). Vàng 金 tính ra Cây và Chỉ (C). Cây cối 木 có cây Dừa (D) là đa dụng nhất. Nước 水 tiếng Pháp gọi là Eau (E). Lửa 火 tiếng Anh gọi là Fire (F). Ðất 土 tiếng Anh gọi là Ground (G).
b. Bút hoạch loại:
Không rõ lý do đặt tên của loại này là gì và nó khác với loại 4 (tự hình loại) ở chỗ nào. Ðại khái đây là nhóm tự căn xếp theo nét bút, còn loại 4 xếp theo hình dạng chữ. Nhưng hình dạng chữ chẳng phải là từ nét bút hay sao? Ta thấy có sự gượng ép trong việc đặt tên cho loại 2 và 4.
Phím
ChữBiến thểThí dụ
Hㄏ丿ノ         
I广 ム 、         
J         
K乂ㄨナ犭疒廴         
L         
M工 厂 〳         
Nフク乙亅 ㄱ         
Giúp trí nhớ: Tre trúc  làm ống sáo thổi rất Hay (H). Dấu chấm của chữ qua  nhắc nhớ dấu chấm của chữ i (I). Ðại  là lớn, anh lớn gọi là đại Ka (K). Chữ trung  giống que cắm Lỗ vuông (L). Chữ nhất  nghĩa là Một (M). Cung  thì đi với Nỏ (N).
c. Nhân thể loại:
Nhóm tự căn này dựa trên ý nghĩa con người và các bộ phận liên quan như tim, tay, miệng.
PhímChữBiến thểThí dụ
O亻ㄑ         
P勹匕忄匕         
Qヰ扌≠         
R         
Giúp trí nhớ: Người 人 sống sao cho tròn trịa như chữ (O). Tim 心 đập Phập Phồng (P). Tay 手 Quờ Quạng (Q). Miệng 口 có Răng (R).
d. Tự hình loại:
Không rõ tác giả đặt tên loại tự hình và loại bút hoạch trên cơ sở nào, vì tự hình chính là do nét bút (bút hoạch) tạo thành. Ta cứ xem đây là qui ước thì khỏi thắc mắc nữa. Loại tự hình có 6 phím: S, T, U, V, W, Y. Phím X chỉ dùng gõ các chữ khó (nan tự 難字).
PhímChữBiến thểThí dụ
SコE ㄈ         
T廿廾艹丱业         
Uㄩ乚屮         
Vㄴㄑ<レ         
W     西    
Yㅏ 亠 ″ 辶         
Giúp trí nhớ: Thi (尸) là tử thi ai chẳng Sợ (S). Chữ 廿 đọc là Trấp (T). Chữ sơn 山 có viền ngoài như U . Phụ nữ (女) có thiên chức làm Vợ (V). Ðiền (田) là cánh đồng, người thôn quê hay nói “đi đồng” vì quả thực nó là một WC (W) rất thoáng mát vậy. Chữ 卜 giống như chữ Y quay ngược.
4. QUI TẮC LẤY MÃ (THỦ MÃ THÔNG TẮC)    
a. Thứ tự lấy mã (Thủ mã thuận tự     )
Tự thể chữ Hán chia làm 4 loại hình:
● Tịnh liệt hình 並列形: Các bộ phận chữ đứng song song từ trái qua phải, thí dụ 針﹐ 億 ﹐ 轉 ﹐ 順 ﹐ 謝 .
 Thượng hạ hình 上下形: Các bộ phận chữ nằm song song từ trên xuống dưới, thí dụ 哲 ﹐ 三 ﹐ 變 ﹐ 貪.
● Ngoại nội hình 外內形: Bộ phận ngoài bao lấy bộ phận trong, thí dụ 國 ﹐ 圖 ﹐ 區 ﹐ 間 ﹐ 凶 ﹐ 幽 .
● Liên thể hình 連體形: Các nét bút liên tiếp khó nhận ra trái-phải, trên-dưới, hay ngoài-trong, thí dụ 叢 ﹐ 亞 ﹐ 重 ﹐ 兩 ﹐ 爾.
Cách lấy mã cũng theo thứ tự như khi viết chữ: Trái qua phải, trên xuống dưới, và ngoài vào trong. Cần chú ý:
– Chữ 巾 có | ở vị trí cao nên lấy nó làm mã đầu rồi đến 冂.
– Chữ 麒 có bộ phận trái và phải bình hành, thì lấy 鹿 làm mã đầu, rồi mới đến 其.
– Chữ có các bộ phận trái-phải và trên-dưới, thì lấy mã từ trái qua phải, rồi mới từ trên xuống dưới.
– Chữ có bộ phận bao vây như 囗 ﹐ 冂 ﹐ ㄩ ﹐ ㄈ thì bộ phận ngoài này được ưu tiên làm mã đầu.
– Chữ liên thể thì lấy tối đa 4 mã theo các nét đầu, nhì, ba, cuối. Thí dụ chữ 叢 lấy mã theo các nét ㅛ丷ㅛ又.
b. Số lượng mã:
Ta lấy tối đa là 5 mã cho một chữ Hán không phải là liên thể tự. Cần nhớ ba khái niệm: Tự căn 字根, tự thủ 字首, và tự thân 字身. Tự căn là 24 chữ Hán ứng với 24 chữ cái Latin trên bàn phím. Ðó là cơ sở xác định mã. Số lượng tối đa 5 mã phân bố: 2 mã cho tự thủ và 3 mã cho tự thân.
● Tự thủ 字首: Chữ Hán không phải là liên thể tự có thể phân tích ra các bộ phận trái-phải, trên-dưới, ngoài-trong. Tự thủ là bộ phận bên trái, hoặc bên trên, hoặc bên ngoài của chữ. Tự thủ là 1 hoặc 2 mã thì được lấy trọn. Nếu phân tích thành nhiều mã thì chỉ lấy mã đầu và cuối cho đúng chuẩn là 2 mã:
ChữTự thủMã t.thủChữTự thủMã t.thủ
HDCR
YRW
GO丿L
CHI
MKDD
Bốn trường hợp sau cũng xem là tự thủ:
1. Các bộ phận mà tự điển xem là bộ thủ như ㄩ ㄈ ㄏ 疒 癶 尸 戶 廴 走 風 毛 … cũng được xem là tự thủ.
2. Các bộ phận tuy tự điển không xem là bộ thủ thí dụ như … cũng được xem là tự thủ.
3. Các bộ phận như 戊 麻 產 辰 厭 厥 羽 府 鹿 亥 老 包 … tuy không thể phân ly trên-dưới hoặc trái-phải nhưng để tiện lấy mã thì cũng xem là tự thủ.
4. Chữ liên thể thì mã đầu tiên xem như tự thủ.
● Tự thân 字身: Bất kỳ một chữ Hán nào, bỏ tự thủ ra, phần còn lại gọi là tự thân. Tự thân lấy tối đa là 3 mã. Nếu nó phân tích được thành nhiều mã thì lấy 3 mã là: đầu, nhì, cuối. Thí dụ: Ta thấy chữ 頁 nếu đứng một mình thì mã là MBUC, khi là tự thân thì mã là MBC. Chữ  nếu đứng một mình thì mã là KKLB, khi là tự thân thì mã là KKB. Chữ 麗 nếu đứng một mình thì mã là MMBBP, khi là tự thân thì mã là MMP. Xem các thí dụ sau:
ChữTự thủMã t.thủTự thânMã t.thânTrọn chữ
D
JR
DJR
FYAJFYAJ
CTACTA
LIJRBLIJRB
MTMBCMTMBC
HDKKBHDKKB
AMMPAMMP
c. Liên thể tự:
Thương Hiệt thâu nhập pháp chia chữ Hán làm hai loại: Liên thể tự và phi liên thể tự.
Những chữ phi liên thể thì được lấy tối đa 5 mã (tự thủ 2 mã, tự thân 3 mã) mà ta đã biết ở trên. Liên thể tự là những chữ mà nét bút rối rắm giao liên, khó phân ly thành những bộ phận trái-phải, trên-dưới, hoặc ngoài-trong. Liên thể tự lấy tối đa 4 mã (đầu, nhì, ba, cuối). Thí dụ về liên thể tự:
 MYLM
 MYLF
 NAHU
 TCTE
 PD
 SSU
央 LBK
牙 MVDH
商 YCBR
其 TMMC
喪 GRRV
直 JBMM
兩 MLBO
步 YLMH
乖 HJLP
頁 MBUC
業 TCTD
世 PT
凸 BSS
函 NUE
無 OTF
重 HJWG
甚 TMMV
疌 JLYO
5. TOÁT YẾU THƯƠNG HIỆT THÂU NHẬP PHÁP
● Trước tiên ta phải thuộc 24 tự căn và biến thể.
● Nhìn một chữ Hán ta phân tích ngay nó có phải là liên thể tựkhông? Nếu đúng, lấy tối đa 4 mã: đầu, nhì, ba, cuối.
● Nếu đó là phi liên thể tự, ta phân ly nó ra tự thủ (2 mã: đầu, cuối) và tự thân (3 mã: đầu, nhì, cuối).
II. TỐC THÀNH THÂU NHẬP PHÁP     
Tốc thành thâu nhập pháp cũng gọi là Ðại dị 大易 hay Giản dị 簡易(Easy Changjie =Thương Hiệt giản dị), Nếu chữ Hán phồn thể theo Thương Hiệt có một mã thì ta lấy trọn; nếu nó có trên hai mã thì ta lấy mã đầu và mã cuối mà thôi. Thí dụ:
HÁN TỰ
THƯƠNG HIỆTTỐC THÀNHHÁN TỰTHƯƠNG HIỆTTỐC THÀNH
CCGRRVGV
HQUHUONFDOD
RVPRPQMBQB
QJNLQLHGHUHU
HQM

HM

HEQJ
HJ
TJTJQJQJ
TTTTFHEJFJ
PDPDIJEIE
YFDYDWLWL
NBWLINIBBUBU
MWPIMIRWNLRL
YWIHRYRVFHSBVB
FDMBBFBNMFBNB
BVVWBWYROMBYB
Khi phân tích chữ để lấy mã, ta chỉ cần chú ý nét đầu và nét cuối của chữ, như vậy sẽ có một loạt chữ cùng chung mã hiện ra cho ta chọn. Thí dụ: Gõ AN ta được một loạt chữ hiện ra là: ➀ 門 ➁ 剔 ➂ 旯 ➃ 昑 ➄ 昲 ➅ 閌.
IIIBÀI TẬP THƯƠNG HIỆT THÂU NHẬP PHÁP
BÀI TẬP 1
Bài tập này luyện phân tích 24 mã cơ bản (tức là tự căn, ứng với 24 chữ cái latin).

A

B

C

D

E

F

G

H

I

J

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

廿

U

V

W

Y

昧 AJD
朋 BB
錢 CII
杳 DA
森 DDD
桔 DGR
枉 DMG
柑 DTM
渣 EDAM
沽 EJR
汗 EMJ
汕 EU
沾 EYR
坦 GAM
志 GP
笨 HDM
涓 ERB
浬 EWG
灶 FG
理 MGWG
三 MMM
晶 AAA
旦 AM
肚 BG
針 CJ
釦 CR
查 DAM
焚 DDF
棧 DII
栓 DOMG
棵 DWD
淡 EFF
湖 EJRB
洽 EOMR
汝 EV
埋 GWG
竺 HMM
栽 JID
焊 FAMJ
圭 GG
吉 GR
箋 HII
或 IRM
哉 JIR
車 JWJ
串 LL
琳 MGDD
干 MJ
下 MY
明 AB
旺 AMG
胰 BKN
鈷 CJR
鋸 CSJR
夷 KN
忠 LP
玨 MGMG
桿 DAMJ
杜 DG
本 DM
來 DOO
汨 EA
淺 EII
沖 EL
沁 EP
渭 EWB
炎 FF
卦 GGY
坩 GTM
竿 HMJ
未 JD
士 JM
奎 KGG
壬 HG
胡 JRB
夾 KOO
患 LLP
瑚 MGJRB
天 MK
倡 OAA
早 AJ
旱 AMJ
肝 BMJ
銓 COMG
鉗 CTM
林 DD
桂 DGG
桓 DMAM
杏 DR
沐 ED
汁 EJ
汪 EMG
王 MG
二 MM
古 JR
BÀI TẬP 2
Bài tập 2 giúp phân tích và ghi nhớ 24 mã cơ bản (tự căn).
但 OAM
佳 OGG
俠 OKOO
仁 OMM
佃 OW
悍 PAMJ
拮 QGR
拾 QOMR
掘 QSUU
掉 QYAJ
喳 RDAM
味 RJD
哈 ROMR
喟 RWB
屈 SUU
摹 TAKQ
曲 TW
苗 TW
出 UU
崩 UBB
娼 VAA
姨 VKN
恕 VRP
果 WD
卓 YAJ
休 OD
伐 OI
仲 OL
保 ORD
俚 OWG
恰 POMR
找 QI
挫 QOOG
搽 QTOD
拈 QYR
挾 QKOO
思 WP
卡 YMY
哩 RWG
草 TAJ
萊 TDOO
莢 TKOO
茶 TOD
荼 TOMD
峽 UKOO
娃 VGG
奸 VMJ
姦 VVV
畦 WGG
上 YM
伙 OF
什 OJ
全 OMG
倔 OSUU
咕 RJR
品 RRR
儡 OWWW
扣 QR
描 QTW
唱 RAA
吐 RG
咦 RKN
單 RRWJ
尿 SE
莫 TAK
萌 TAB
革 TLJ
荃 TOMG
茹 TVR
崛 USUU
妹 VJD
如 VR
娌 VWG
苦 TJR
某 TMD
蕊 TPPP
估 OJR
舍 OMJR
仙 OU
佔 OYR
掛 QGGY
拴 QOMG
捐 QRB
拙 QUU
呆 RD
哇 RGG
咻 ROD
咄 RUU
居 SJR
墓 TAKG
苒 TGB
甘 TM
啖 RFF
悼 PYAJ
茁 TUU





0 nhận xét:

Đăng nhận xét